Đau nhức bắp tay, bắp chân về đêm

Bệnh nhức mỏi chân tay thường hay xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc sáng ngủ dậy. Chân tay tê bì, nhức mỏi khiến cho bạn có cảm giác rất mệt, uể oải. Tình trạng nhức mỏi chân tay về đêm thường gặp ở những người ít vận động, người cao tuổi và người có vấn đề liên quan đến bệnh xương khớp. 

Không nên chủ quan khi bạn gặp tình trạng nhức mỏi chân tay thường xuyên và kéo dài dai dẳng, bởi nếu để lâu mà không thăm khám, chứng bệnh đau nhức chân tay sẽ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi, suy kiệt, buồn chán, dẫn đến ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ…

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên

Cơ thể thiếu calci, thiếu vitamin D: Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, móng tay, chân dễ gãy, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh khí.

Suy tĩnh mạch dẫn đến nhức mỏi chân tay: Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều. 

Những người bị đau bắp chân do bị suy tĩnh mạch thường do các nguyên nhân như: Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Những người đứng một chỗ quá lâu, ít vận động khiến các mạch máu ở phần thấp của chân kém lưu thông, bị ứ đọng và gây chèn ép dẫn đến đau nhức. 

Đau nhức bắp tay, bắp chân về đêm
Đau nhức bắp tay, bắp chân về đêm


Các yếu tố nguy cơ như: chế độ làm việc (phải đứng nhiều, làm việc trong môi trường ẩm thấp), béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin… Những biểu hiện thường thấy khi bị suy tĩnh mạch là buổi tối đi ngủ mà gác chân lên cao thì hết đau nhưng ngày hôm sau đi làm về thì cảm thấy bắp chân đau mỏi, nhức, chân nặng và có cảm giác phù chân.

Chấn thương xương khớp, tụ máu do vết thương cũng khiến cho tay chân bị ảnh hưởng, gây đau nhức.

Các bệnh lý khác như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, viêm đa rễ thần kinh, các bệnh về gan, thận.

Do các yếu tố bên ngoài tác động như: Làm quá nhiều công việc nặng, nằm hoặc ngồi lâu sai tư thế, tập luyện thể dục quá sức, hoặc vận động không kỹ trước khi luyện tập, lười vận động… cũng là nguyên nhân gây nên nhức mỏi chân tay.

Cơ thể bị nhiễm độc do sống trong môi trường ô nhiễm.

Để phòng tránh cũng như điều trị nhức mỏi chân tay nhất là về đêm, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở trung tâm y tế - bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán căn nguyên gây bệnh là gì, khi xác định nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ có hướng điều trị cụ thể.

Nhận xét

Đăng nhận xét